|
Ông Chữ bên vườn tiêu của gia đình. |
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cuộc sống cơ cực, nghèo khổ, lớn lên trong thời đất nước loạn lạc, niềm yêu nước, căm thù giặc đã thấm sâu vào con người thanh niên Bùi Xuân Chữ. Cùng với bao thanh niên khác, năm 17 tuổi ông tham gia vào đội thanh niên xung phong để xây dựng con đường Trường Sơn từ năm 1965-1968. Sau khi hoàn thành ông tình nguyện tham gia vào Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 Sao Vàng và nắm vị trí trưởng ban quân nhu. Trong suốt 9 năm hoạt động trong Sư đoàn, đó là khoảng thời gian khổ ải, khó khăn và đầy gay góc nhất của cuộc đời, ông 3 lần bị bom ép, nhiều lần bị mảnh pháo văng trúng trên đường làm nhiệm vụ.
Ông kể: “Trung đội tôi lúc đó có 95 anh em vào tháng 6/1972 hơn 120 lính Mỹ đã bao vây chúng tôi lại Sân bay Đệ Đức, xã Hoài Tân trong 3 ngày đêm, lực lượng chúng ta bị thương và chết rất nhiều, chỉ còn lại 35 đồng chí, không thể tiếp tục chịu sức ép như vậy, chúng tôi quyết định mở đường máu xông ra để tìm con đường sống sót và rất may mắn không chỉ có bị thương chứ không có đồng chí nào hy sinh”. Ông kể thêm: "Thì lúc đó tôi không biết chạy hướng nào để núp dưới bờ ruộng sau khi hết cuộc tập kích rồi thì tôi bị thương, trong lúc đó tôi mang tài khoản của đơn vị nếu như tính ra là có thể Trung đoàn sống được trong vòng một tuần lễ và sau đó tôi bị thất lạc và nghe được 3 phát súng bắn và tôi biết được là tín hiệu của đơn vị nên bò ra".
Trong những năm gian khổ ấy, người lính trẻ Bùi Xuân Chữ đã có một mối tình rất đẹp, thầm kín, e ngại, nhưng rất lãn mạng và chất chứa đầy tình yêu thương, sự hy vọng với cô y tá Phạm Thị Tìm làm cùng đơn vị. Hòa bình lập lại, năm 1976 ông trở về quê hương và một đám cưới diễn ra trong sự đón nhận và chúc mừng của mọi người và cả anh em trong đơn vị.
Sau khi rời quân ngũ với tỷ lệ thương tật 61%, để có một cuộc sống bình thường đã khó, nói gì đến làm giàu, chỉ biết “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” bởi tuổi trẻ của ông đã cống hiến cho đất nước, khi trở về hiện tại ông không kiến thức, không vốn liếng và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Nhưng với quyết tâm tự gầy dựng và phát triển kinh tế cho gia đình tại chính mảnh đất quê hương, cựu chiến binh Bùi Xuân Chữ đã mạnh dạn đầu tư, bỏ công sức, tiền bạc và sự kỳ vọng vào sự thay da đổi thịt của kinh tế gia đình, thời gian bắt tay vào làm ông gặp rất nhiều khó khăn. Ông chia sẽ: "Sau giải phóng chưa có chính sách kế hoạch hóa gia đình nên con hơn nhiều buôn bán không đủ để ăn, chu cấp cho con ăn học phải làm thêm gia tế gia đình theo đường lối cho nên phải kiếm đất làm kinh tế trang trại bởi vì vốn thì ít mà vay Ngân hàng không được hay hạn chế vay chỉ được vay năm ba triệu thôi, cho nên lấy cơ sở để vay mua bầy bò để có đồng vốn san lấp mặt bằng, ủi trong diện tích một ha rưỡi để làm mặt bằng chăn nuôi".
Phát huy bản chất “ Bộ đội Cụ Hồ” biết chịu đựng khó khăn, có ý chí vươn lên, không cam chịu đói nghèo, ông Chữ đã mằn mò nghiên cứu, tìm hiểu địa hình tại địa phương, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, không nản chí, ông cố gắng tự học hỏi qua sách báo và đi thực tế các mô hình đã mang lại hiệu quả cao từ mọi nơi. Đến nay ông có hơn 5 ha rừng trồng các loại cây tiêu, điều và keo lai, mỗi năm trừ tất cả các chi phí về nhân công, giống, phân bón còn lại lợi nhuận 100 triệu đồng và ông xây dựng hồ nuôi các rộng 500m với các loại như cá chép, trám cỏ, cá lóc với lợi nhuận 50 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông mạnh dạn đầu tư và pháp triển về chăn nuôi, hiện nay ông có hơn 10 con bò lai với thu nhập trung bình 25 triệu đồng/con. Với người Cựu chiến binh sau khi quay về ông không chỉ gặp khó khăn trong cuộc sống mà còn bị tổn hại đến sức khỏe rất nhiều, những vết thương chiến tranh cứ đeo bám cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng với sự quyết tâm và ý chí nghị lực kiên cường “ ngã chỗ nào sẽ đứng dậy chỗ đó, lấy thất bại làm đòn bẫy cho sự thành công” ông đã phần nào thực hiện được hoài bão của mình. Ông tâm sự: "Bản thân tôi rất đau yếu, hiện bây giờ tôi sống chung với thuốc thôi nhưng không nản chí có khi là tôi vừa uống thuốc vừa đi làm, thận chí bữa nay ngày nào tôi nghỉ thì tôi cũng phải chống gậy qua thăm cây nó xanh tốt nhưng thế nào, bản thân tôi đã đạt theo ý muốn thế nào để tạo động lực cho các con phát triển kinh tế, bố trí công việc làm cho các con tương đối ổn định".
Không chỉ làm kinh tế giỏi, Bùi Xuân Chữ còn luôn sẵn sàng giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, tận tình hướng dẫn các hội viên kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những hội viên có nhu cầu, để nâng cao đời sống, đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã. Ngoài ra bản thân ông và gia đình luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Ông Bùi Xuân Chữ rất xứng đáng với đạt hiệu gia đình sản xuất kinh doanh giỏi và hội viên cựu chiến binh có thành tích xuất sắc trong công tác được UBND xã, huyện, tỉnh khen tặng trong nhiều năm liền.