|
Khách tham quan giống lúa chất lượng cao ở xã Cát Hanh. |
Sau 5 năm triển khai, Huyện Phù Cát đã thực hiện được 198 cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn, có tổng tích hơn 10.643 ha; hơn 31.955 lượt hộ nông dân tham gia sản xuất các loại cây trồng chính là lúa, đậu phụng, mì và bắp. Kết quả: Tùy theo mỗi mùa vụ, trên các cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn đều cho năng suất cao hơn hẳn với diện tích sản xuất ngoài cánh đồng trong cùng điều kiện chân đất, và mức độ thâm canh. Trong đó cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa đạt năng suất đạt từ 58 tạ/ha đến 80 tạ/ha, bình quân cao hơn so với đối chứng từ 5tạ/ha - 7 tạ/ha; Trên cánh đồng sản xuất đậu phụng, năng suất đạt từ 38 tạ/ha - 40tạ/ha, so với ruộng đối chứng cao hơn 4 tạ/ha; Bình quân lợi nhuận đem lại cao hơn so với đối chứng 6 đến 12 triệu đồng/ha. Nhờ đó thu nhập của người nông dân được tăng hơn.
Ông Vũ Quốc Bảo, trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trong quá trình thực hiện cánh đồng mẫu lớn đã có một số quy trình canh tác được chuyển giao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng như: Ứng dụng đồng bộ, có hiệu quả việc đưa giống có phẩm cấp cao vào gieo trồng, Công thức bón phân chú trọng phân sinh học, phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng… Đã góp phần thiết thực để tăng hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường, tăng độ phì cho đất. Đồng thời qua đó tạo nhận thức cho nông dân trong tổ chức sản xuất biết tiếp thu và mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, khắc phục được nhược điểm sản xuất tự phát, mạnh ai nấy làm; Tạo mối liên kết giữa 04 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Được nông dân đồng tình hưởng ứng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, còn một số vấn đề đặc ra như: Việc quản lý, điều hành sản xuất ở một số địa phương còn chung chung, hiệu quả thấp; Thực hiện mối liên kết 4 nhà thiếu chặc chẽ, trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn cho nông dân không thường xuyên, thiếu kịp thời. Bên cạnh đó liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân được thể hiện bằng hợp đồng cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu đầu ra. Thế nhưng, trên thực tế mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chỉ tập trung ở khâu đầu vào, việc cung ứng vật tư, giống phân bón, hướng dẫn kỹ thuật quy trình canh tác… còn đầu hầu như chưa thực hiện được. Trong trường hợp hiếm hoi, được doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu thì thu mua sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ việc ký kết hợp đồng còn bất cập; doanh nghiệp không có đầu tư hỗ trợ ban đầu, nên thiếu cơ chế ràng buộc, nên khi thu hoạch người nông dân thấy có lợi trước mắt thì bán. Mặt khác hợp đồng bao tiêu chỉ mang tính bảo hiểm cho giá sàn cho nông dân không bị lỗ, còn thực tế thu mua không đáp ứng được yêu cầu giá thị trường tại thời điểm; một số HTX NN tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Một số hộ nông dân quen với cách sản xuất cũ, chưa tuân thủ đầy đủ quy định về CĐML nhất là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế..
Thực hiện CĐML là một hình thức tổ chức phát triển sản xuất trong xây dựng NTM, nhưng một số xã còn ngại khó, thực hiện việc quản lý, điều hành sản xuất còn chung chung, hiệu quả thấp, công tác phối hợp giữa UBND xã với HTXNN, ngành chuyên môn huyện và doanh nghiệp thiếu chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn cho nông dân. Một số HTX NN tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn hoạt động chưa thực sự hiệu quả. chưa thực hiện vai trò nòng cốt, chưa xem đây là nhu cầu hợp tác để ra sức thực hiện, lơ là, ỷ lại; Một số HTX NN hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, nên việc thực hiện CĐML gặp nhiều khó khăn, không tổ chức được đầy đủ các dịch vụ cần thiết, không ký được hợp đồng liên doanh, liên kết, UBND phải chỉ đạo giao cho các thôn thực hiện nên gặp nhiều khó khăn trong quan hệ, giao dịch. Một số hộ nông dân quen với cách sản xuất cũ, chưa tuân thủ đầy đủ quy định về CĐML nhất là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế.
Thực hiện cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn là nhằm đẩy mạnh mối liên kết 4 nhà, trong đó liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân được thể hiện bằng hợp đồng cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu đầu ra. Thế nhưng, trên thực tế việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chỉ tập trung làm tốt ở khâu đầu vào, việc cung ứng vật tư, giống phân bón, hướng dẫn kỹ thuật quy trình canh tác… còn đầu ra rất hạn chế, nếu như không nói là không có mấy doanh nghiệp mặn mà tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ.
Thực hiện cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng lớn, là nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật sâu rộng đến tận hộ nông dân; giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng tính cộng đồng, hạn chế chênh lệch giữa các hộ nông dân trong canh tác, nâng cao thu nhập, áp dụng kỹ thuật đồng bộ, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở thấy được những tồn tại cần khắc phục, đồng thời bằng những kinh nghiệm qua 5 năm thực hiện cánh đồng mẫu lớn, Phù Cát tiếp tục triển khai xây dựng CĐML, mở rộng cánh đồng lớn, đặc biệt chú trọng hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn với bao tiêu sản phẩm.