Hội Nông dân tỉnh: Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
|
Quang cảnh Hội nghị. |
Thực hiện Chị thị 05, hàng năm, thông qua Hội nghị tuyên truyền viên của Hội (tổ chức định kỳ hàng quý), Hội Nông dân tỉnh tổ chức học tập, quán triệt cho 188 cán bộ Hội các cấp là tuyên truyền viên của Hội Nông dân tỉnh về ý nghĩa, giá trị của Chỉ thị 05-CT/TW; Những nội dung cơ bản, cốt lõi của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chuyên đề năm 2017 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chuyên đề năm 2018 "Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về các hoạt động triển khai và kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của các cấp Hội, chú trọng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến. Hội Nông dân tỉnh duy trì mục "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trên bản tin Nông dân Bình Định và trang thông tin điện tử của Hội để đưa những nội dung có liên quan đến đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác, nêu gương những cán bộ, hội viên nông dân tiêu biểu. Phối hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Định tuyên truyền gương nông dân tiêu biểu trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh; xây dựng phóng sự "Nông dân học tập và làm theo Bác", phát trên sóng Truyền hình Bình Định nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác (19/5).
|
Lãnh đạo HND tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chỉ thị 05. |
Các cấp Hội tổ chức quán triệt Chỉ thị số 05 và các chuyên đề học tập và làm theo Bác cho cán bộ, hội viên nông dân thông qua sinh hoạt chi, tổ hội, sinh hoạt chuyên đề, tập huấn công tác Hội, các hội thi, tọa đàm, .... Nội dung hội viên, nông dân học tập và làm theo Bác đó là: (1)Thi đua lao động sản xuất, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, sáng tạo nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái; (2) Nêu cao tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm; (3) Chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống vụ lợi, vị kỷ, lợi mình hại người. (4) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; (5) Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, gắn bó, giúp đỡ trong hội viên, nông dân. Qua đó, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, hội viên nông dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác và thường xuyên của cán bộ, hội viên nông dân.
Có 151/151 cơ sở Hội và 2.910 chi, tổ Hội đã tổ chức triển khai thực hiện và đăng ký xây dựng mô hình thực hiện làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Điển hình trong triển khai thực hiện là Hội Nông dân các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Quy Nhơn, Tây Sơn, và thị xã An Nhơn.
Bên cạnh đó, thực hiện lời dạy của Bác "Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm", hội viên nông dân trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất giỏi, tùy điều kiện thực tế của địa phương các cấp Hội tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên tham gia xây dựng nhiều mô hình học tập theo Bác trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp đỡ hộ thoát nghèo; mô hình cách đồng mẫu lớn, cánh đồng tiên tiến áp dụng KHKT vào sản xuất; mô hình dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, áp dụng giống mới vào sản xuất tăng năng suất chất lượng sản phẩm"; mô hình nông dân cam kết nói không với thực phẩm bẩn; ngư dân không dùng thuốc bảo quản hải sản khi thu hoạch bán ra thị trường; mô hình tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn nông dân có hiệu quả,... Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, sản xuất phát triển theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Số hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi hàng năm đều tăng, năm 2016 toàn tỉnh có 67.367 hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp, năm 2017 có 67.841 hộ dạt danh hiệu SXKDG (tăng 5.618 hộ so với năm 2015). Thực hiện mô hình Nông dân SXKDG giúp đỡ từ 01-02 hộ thoát nghèo, các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đã hỗ trợ, giúp đỡ 2.142 hộ nông dân nghèo, khó khăn về giống, vốn, vật tư nông nghiệp với tổng số tiền trị giá 3.942 triệu đồng.
Các mô hình học tập và theo Bác do Hội Nông dân các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua, cụ thể như:
Mô hình Nông dân cam kết “Nói không với thực phẩm bẩn” với các nội dung: cam kết sản phẩm nông nghiệp đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ vật trong giới hạn cho phép (thực hiện phun thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật đúng theo hướng dẫn sử dụng, tránh lạm dụng thuốc, cách ly số lượng ngày đảm bảo trước khi thu hoạch và bán ra thị trường); chăn nuôi hiệu quả, cam kết không sử dụng chất cấm, thuốc kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc trong chăn nuôi. Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức được 21 lớp tập huấn về an toàn thực phẩm và tổ chức ký cam kết “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn” trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi tại 11 huyện, thị, thành phố, có trên 1.600 hội viên, nông dân tham gia và đã ký cam kết; Mô hình dân vận khéo về "Tự quản bảo vệ môi trường đồng ruộng, thực hiện sản xuất nông sản phẩm an toàn, chất lượng" do Hội Nông dân thị xã An Nhơn triển khai tại 15 xã, phường, thị trấn; Mô hình ngư dân không dùng thuốc bảo quản hải sản khi thu hoạch bán ra thị trường do Hội Nông nông dân thành phố Quy Nhơn triển khai thực hiện, v.v… Từ đó góp phần chuyển biến nhận thức của hội viên, nông dân trong sản xuất, chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày càng có nhiều hội viên nông dân trồng rau theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, như ở Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và Vĩnh Thạnh.
Mô hình nông dân mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, giống cây, con mới vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: Các cấp Hội đã hướng dẫn và hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng được 252 mô hình sản xuất. Điển hình như: mô hình trồng tiêu ở Hoài Ân, Phù Cát, Hoài Nhơn; mô hình sản xuất lúa giống ở Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn, mô hình ươm bán giống và trồng cây cà quánh (cà gai leo), cây đinh lăng, cây lá giang, bưởi da xanh ở Hoài Nhơn; mô hình trồng bơ booth, bưởi da xanh, nuôi heo đen sinh sản ở An Lão; nhân rộng mô hình trồng nấm sò ở huyện Tây Sơn; mô hình Cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng tiên tiến, mô hình nuôi bò lai sinh sản, .... đã thu hút hội viên nông dân trên địa bàn toàn tỉnh tham gia hưởng ứng tích cực.
Tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, nông dân sản xuất, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thành lập 754 tổ TK&VV ngân hàng CSXH với 28.414 thành viên, tổng dư nợ trên 994.309 triệu đồng; hỗ trợ nông dân vay vốn ngân hàng NNPTNT với số tiền 128.501 triệu đồng/218 tổ/3.184 hộ vay; tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp trên 44,5 tỷ, cho trên 2.500 hộ vay.
Nhiều cấp Hội đã có những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong hướng dẫn hội viên nông dân thành lập các mô hình tương trợ, liên kết sản xuất như: Câu lạc bộ sản xuất bún số 8, chi hội trồng tiêu, chi hội trồng rau – hoa, chi hội sản xuất lúa giống, tổ nuôi tôm cộng đồng, nuôi cua thương phẩm, nuôi gà gia trại ở Hoài Nhơn; chi hội trồng chè Gò Loi ở Hoài Ân; chi hội nghề nghiệp đan mây ở thị xã An Nhơn; chi hội nghề nghiệp trồng mai ở Tuy Phước; tổ hội nghề nghiệp dệt thổ cẩm ở Vĩnh Thạnh; mô hình Hội cơ sở nhận hợp đồng giúp nông dân mua phân bón trả sau thành phố Quy Nhơn và huyện Phù Mỹ; mô hình hỗ trợ lãi suất cho nông dân nghèo vay vốn ở thị xã An Nhơn và huyện Hoài Nhơn.
Học Bác về tình yêu thương con người, bên cạnh việc tích cực tham gia đóng góp quỹ vì người nghèo hàng năm, cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh đã đóng góp Quỹ "Hạt thóc vàng" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động với số tiền 100.931.000 đồng; cán bộ, hội viên Hội Nông dân Hoài Nhơn đóng góp 105 triệu đồng hỗ trợ xây dựng 3 nhà ở cho hội viên nghèo.
Các cấp Hội đã triển khai xây dựng nhiều mô hình Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn (bỏ rác thải đúng nơi quy định; không vức xác động vật chết xuống kênh mương làm ô nhiễm nguồn nước; thực hiện tự tiêu hủy rác thải sinh hoạt hằng ngày đúng theo hướng dẫn của các ngành chức năng); Xây dựng chi hội “Xanh – Sạch – Đẹp”. Cụ thể như:
Hội Nông dân tỉnh phối hợp Văn phòng ĐPXDNTM tỉnh xây dựng 162 bể tại 10 xã đăng ký hoàn thành xây dựng NTM của tỉnh năm 2016; năm 2017, phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường xây dựng 01 mô hình quản lý thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật đồng ruộng theo quy cách mới tại xã Mỹ Tài (Phù Mỹ); xây dựng 02 mô hình xử lý mùi hôi bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB cho 30 hộ chăn nuôi tại huyện Phù Cát và Phù Mỹ.
Các cấp Hội xây dựng được 389 mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn (tuyến đường nông dân tự quản xanh – sạch – đẹp – an toàn; thắp sáng đường quê; chi hội xanh-sạch-đẹp; chi hội "6 không 9 có" ...), hơn 2.000 bể thu gom vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật nguy hại ngoài đồng ruộng, hơn 300 hố rác trong khu dân cư và 5.393 hố tự xử lý rác thải kiên cố.
Mô hình nông dân đóng góp công sức, tiền của tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa. Các cấp Hội đã tham gia tuyên truyền, vận động đóng góp được 28.573 triệu đồng, 67.000 ngày công, hiến 211.596 m2 đất, 11.880 cây lâu năm các loại, sửa chữa và làm mới 907 km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa 527 km kênh mương nội đồng, làm mới và sửa chữa 349 cầu cống, san đắp bờ vùng, bờ thửa, làm đẹp tường rào, cổng ngõ.
Tham gia phong trào bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương, có các mô hình như: Mô hình tổ đoàn kết đánh bắt xa bờ các các xã ven biển; mô hình chi hội không tội phạm ma túy, trộm cắp cướp giật, gia đình hội viên không vi phạm pháp luật; mô hình “vây chặt, bắt gọn” ở huyện Hoài Nhơn; mô hình “chi hội không tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Tiếng kẻng an ninh” ở thị xã An Nhơn; mô hình “nông dân thi đua sản xuất giỏi và quản lý, giáo dục con em, người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” ở huyện Phù Cát; mô hình “Nông dân 3 tốt về An toàn giao thông” ở Hoài Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, v.v...
Các cá nhân điển hình trong tham gia phong trào xây dựng nông mới, như: gia đình ông Nguyễn Văn Thạnh ở thôn Phú Hội, xã Hoài Hảo đã đóng góp 10 triệu đồng, hiến 1002 đất, 7 cây dừa, ủng hộ 10 xe đất để nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn, hộ ông Nguyễn Văn Luyện ở thôn Trung Hóa, xã Tam Quan Nam, Hoài Nhơn, là hộ nghèo, bản thân ông mất khả năng lao động, cuộc sống gia đình rất khó khăn, nhưng gia đình tự nguyện hiến gần 100m2 đất, chặt bỏ dừa để làm đường giao thông nông thôn; hộ ông Lê Tấn Đạt ở thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Hưng, Tuy Phước ngoài hiến đất đất ruộng, hiến đất ở và di dời tường rào cổng ngõ để làm đường liên xã, bản thân ông còn đảm nhiệm việc thu gom rác thải ở thôn; ông Nguyễn Trương Đông ở thôn Tân Thắng, xã Cát Hải, Phù Cát luôn gương mẫu đi đầu trong áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác từ 88,5 triệu/ha canh tác lên 102 triệu/ha, bản thân ông còn là tổ trưởng tổ thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV ngoài đồng ruộng, từ một vài tổ được thành lập đến nay đã nhân lên 10 tổ; hộ ông Nguyễn Xuân Sang ở thôn Thanh Sơn, xã An Tân, An Lão đã vận động được 5,7 triệu đồng, 15 ngày xây dựng đường bê tông nông thôn, xây dựng 01 đoạn đường tự quản không.
Tại hội nghị, Hội Nông dân tỉnh đã biểu dương, khen thưởng cho 5 tập thể và 5 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh.