Tỉnh ủy: Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Để việc thực hiện Kết luận 61- KL/TW mang lại hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh; Quyết định phê duyệt Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân các cấp trong tỉnh trong phát triển nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án 61 của tỉnh và các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án hàng năm. Ban Chỉ đạo Đề án 61 của tỉnh đã thành lập, kiện toàn Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Đề án 61 của tỉnh; xây dựng kế hoạch, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm; các văn bản chỉ đạo thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn.
|
Đồng chí Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 61 tỉnh đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
|
Tiếp đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã bàn hành Công văn chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định phê duyệt và ban hành Đề án “Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2020”; Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh và Công văn chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 1267-QĐ/TU của Tỉnh ủy.
Kết quả, qua 10 năm thực hiện Kết luận 61-KL/TW, hàng năm, các cấp Hội trong tỉnh đã tập trung tổ chức cho từ 100.000 - 120.000 nông dân đăng ký tham gia Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; qua bình xét, bình quân có trên 65.000 nông dân đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp hàng năm. Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn cho hàng vạn hộ nông dân nghèo về cách làm ăn hiệu quả, giúp đỡ về giống, vốn, kỹ thuật, trị giá hàng tỷ đồng.
|
Đồng chí Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho 17 tập thể XS trong việc thực hiện Kết luận 61-KL/TW. |
Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp đã chủ động ký kết chương trình phối hợp với các ngành chức năng để hỗ trợ kỹ thuật, dạy nghề, vốn, thông tin thị trường… giúp nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy tinh thần tự lực, sáng tạo trong sản xuất, tăng năng suất lao động. Từ năm 2011 đến nay, đã phối hợp tổ chức 9 lượt hội thi “Sáng tạo nhà nông”, trao giải cho 80 giải pháp; được đông đảo cán bộ hội viên nông dân tham gia.
Thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, giai đoạn 2011 - 2020 của Hội Nông dân Việt Nam, Năm 2013, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2020”. Nhờ đó, đến nay có 11/11 huyện, thị xã, thành phố đã cấp kinh phí cho Quỹ hỗ trợ nông dân, lũy kế đến nay là 9.822 triệu đồng (năm 2019: 2.092 trđ); có 141/151 cơ sở Hội được phê duyệt Đề án Quỹ (chiếm 93%); có 115/151 cơ sở Hội (chiếm 76%) được hỗ trợ kinh phí cho Quỹ với số tiền lũy kế tính đến nay là 3.463,1 triệu đồng (năm 2019 có 103/151 xã cấp ngân sách cấp 923,97 triệu đồng). Có 9/11 Hội Nông dân cấp huyện quản lý vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên 1 tỷ đồng; 63 Hội Nông dân cấp xã vận động nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên 100 triệu đồng.
Vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân năm 2019 tăng trưởng 4.602,31 triệu đồng, đạt 115% so với chỉ tiêu Trung ương Hội giao. Tổng nguồn vốn toàn tỉnh quản lý (30/11/2019) là 52.972,36 triệu đồng, tăng 4,7 lần so với năm 2012 - thời điểm chưa đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ, trong đó: Vốn Trung ương: 15.500 triệu đồng; vốn của tỉnh: 12.087,11 triệu đồng; vốn của huyện, thị, thành phố (kể cả cấp xã): 25.385,25 triệu đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã hoàn thành cấp kinh phí theo Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh là 10 tỷ đồng vào năm 2017, sớm hơn 3 năm so với Đề án; năm 2019 quyết định cấp bổ sung 2 tỷ đồng cho các năm 2019, 2020, mỗi năm 1 tỷ đồng.
|
Đồng chí Nguyễn giờ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy trao bằng khen cho các cá nhân có thành tích XS trong việc thực hiện Kết luận 61-KT/TW. |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Đồng chí Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 61 tỉnh ghi nhận và biểu dương những thành tích mà các cấp ủy, chính quyền, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đạt được trong 10 năm qua. Đồng chí cũng yêu cầu trong những năm tới, các cấp ủy đảng, chính quyền và Hội Nông dân các cấp phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, chỉ đạo, tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam. Cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong tỉnh và toàn xã hội; trước hết là các cấp Hội, cán bộ, hội viên, nông dân về vai trò, vị trí của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam; từ đó tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao trong thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên địa bàn.
Mặc khác, trong lãnh đạo, chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở; phải xuất phát từ lợi ích thiết thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân; qua đó tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ban Chỉ đạo Đề án 61 các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kết luận của Ban Bí thư ở các địa phương, đơn vị; kịp thời sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Bên cạnh đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của Hội Nông dân các cấp. Chỉ đạo các ngành, đoàn thể xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp với nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm và nguồn lực cụ thể.
Hội Nông dân các cấp trong tỉnh cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp nông dân, phát triển hội viên mới. Bảo vệ, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước của nông dân; nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.