Gương cán bộ Hội cơ sở tiêu biểu đi đầu trong công tác Hội và phong trào nông dân thành phố Quy Nhơn
Vốn là một cán bộ khuyến ngư trước khi đảm nhận công tác Hội Nông dân, luôn sát cánh với bà con nông dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nên ông Hùng nắm bắt và hiểu rõ về địa bàn và đặc điểm của hội viên ngư dân phường ven biển- thuần ngư. Ngay từ những năm đầu phụ trách công tác Hội Nông dân, ông đã xác định rõ nhiệm vụ của mình là làm thế nào để xây dựng Hội Nông dân phường Hải Cảng luôn giữ vững danh hiệu “vững mạnh xuất sắc” và kết quả đã thành hiện thực. Trong những năm qua, Hội Nông dân phường Hải Cảng luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua yêu nước và công tác Hội do Hội Nông dân thành phố Quy Nhơn phát động hàng năm. Để có được kết quả trên, phần lớn là nhờ tinh thần tận tụy, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, cộng với sự nhiệt tình tổ chức phát động phong trào và triển khai sâu rộng đến cán bộ, hội viên nông dân của người đứng đầu tổ chức Hội, bằng những việc làm cụ thể :
Ông đã thường xuyên nghiên cứu cách để thu hút đông đảo hội viên tham gia vào tổ chức Hội như : kịp thời chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, cùng với Ban chấp hành Hội phường kiện toàn tổ chức từ Ban chấp hành phường đến các Chi hội đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tích cực tìm tòi phương pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo từng nhệm vụ cụ thể nhằm giúp nông dân gắn bó với tổ chức Hội như: tổ chức các phong trào theo hướng sát cơ sở, lấy địa bàn chi hội làm động lực nhằm tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, xây dựng mô hình “Phối hợp cán bộ Biên phòng cùng tham dự các buổi sinh hoạt chi hội định kỳ” mô hình này đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp hội viên nông dân nắm bắt kịp thời về tình hình biển đảo, về Luật Biển đảo, giao thông đường thủy và các quy định đánh bắt trên biển, đánh bắt xa bờ…, nên hội viên nông dân tham gia sinh hoạt có số lượng ngày càng đông, đến nay mô hình đã triển khai đến100% Chi hội có ngư dân hành nghề khai thác thủy sản; hay hàng năm chỉ đạo mỗi chi hội phải xây dựng ít nhất 01 mô hình mới tùy thuộc vào đặc điểm của Chi hội mình như Mô hình “Chi hội không có hội viên nông dân vi phạm Luật ATGT”, mô hình “ Chi hội không có hội viên sinh con thứ 3”, mô hình “Tổ tiết kiệm nông dân”,.. cuối năm tổ chức đánh giá từng mô hình và nhân ra diện rộng những mô hình hiệu quả đến các chi hội khác.
Theo Ông Hùng, để nông dân tự nguyện tham gia và gắn bó lâu dài với tổ chức Hội, đòi hỏi Hội phải đổi mới phương thức hoạt động, mang lại nhiều lợi ích thiết thực và tạo niềm tin cho nông dân.Do đó, hằng năm căn cứ vào chương trình công tác, Nghị quyết của cấp ủy Đảng địa phương và Hội cấp trên, Ông chủ động cùng với Ban chấp hành Hội đề ra kế hoạch cụ thể, tổ chức phát động thi đua, đề ra nhiệm vụ và triển khai sâu rộng đến cán bộ, hội viên nông dân tích cực hưởng ứng, gắn với tích cực phối hợp, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức như : chuyển giao tiến bộ kỷ thuật mới, dạy nghề cho nông dân cho nông dân (theo nhu cầu thiết thực của hội viên như lớp thuyền trưởng, máy trưởng, lớp kỷ thuật nuôi cá lồng, lớp kỷ thuật đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản,..); phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn, giúp nông dân vay vốn; phối hợp đề xuất hỗ trợ cấp vật tư thuốc clo khử trùng xử lý nguồn nước và hướng dẫn kỷ thuật phòng chống dịch bệnh tại vùng nuôi bị ô nhiễm để ngăn chặn dịch bệnh ở cá…., nghiên cứu tìm những mô hình kinh tế hay hiệu quả để hướng dẫn nông dân tham gia thực hiện, như : mô hình “Nhóm cộng đồng nuôi thủy sản bằng lồng bè” nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nghề nuôi bền vững với mục đích hợp tác hỗ trợ giúp đỡ nhau về kinh tế, kỹ thuật nuôi cá trên biển, tăng cường bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở địa phương; mô hình “Tổ đoàn kết trên biển”, tổ liên kết “Nâng cao năng lực khai thác thủy, hải sản”… nhằm phối hợp giúp đỡ nhau về kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm, hỗ trợ bảo vệ nhau trong hoạn nạn, thiên tai trên biển, cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập đời sống gia đình đồng thời bảo vệ chủ quyền biển đảo; mô hình “Tổ tiết kiệm ngư dân” theo đó hàng tháng mỗi thành viên sẽ đóng góp từ 100.000 đồng/người, sau đó luân phiên cho các thành viên có nhu cầu vốn mượn để đầu tư phát triển sản xuất.
Qua đó, đã giúp cho hội viên nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu và ngày càng tin tưởng, gắn bó hơn với tổ chức Hội. Bên cạnh đó, ông còn thường xuyên tiếp cận trực tiếp với hội viên nông dân để trò chuyện, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tìm hiểu khó khăn của hội viên nông dân và có những hỗ trợ kịp thời đến hội viên nông dân như: kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ bằng hiện vật, tiền cho các hội viên khó khăn, bị thiên tai, dịch bệnh hay nhân dịp tết cổ truyền dân tộc; tổ chức quyên góp và đề nghị các cấp để hỗ trợ cho các gia đình hội viên có tàu thuyền bị nạn trên biển, tích cực, nhiệt tình hỗ trợ, hướng dẫn cho ngư dân các thủ tục, điều kiện cần thiết trong khai thác thủy sản nhất là khai thác thủy sản xa bờ … nên được phần lớn hội viên nông dân yêu mến và tin tưởng.
Từ đó tích cực đóng góp hội phí, xây dựng quỹ hội đầy đủ theo quy định và tham gia thực hiện tốt các hoạt động, mô hình do Hội phường tổ chức như : mô hình “Vận động hội viên nông dân không vứt rác thải xuống biển”; phối hợp cùng chiến sĩ Biên phòng ra quân thu dọn rác trên biển, tham gia bốc gỡ biển quảng cáo trên địa bàn phường; xây dựng mô hình “Hội viên nông dân không vi phạm an toàn giao thông”, mô hình “Vận động con, em hội viên không bỏ học giữa chừng”, …
Với những đóng góp tích cực trên, ông Trương Thanh Hùng đã được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen từ Trung ương đến cơ sở. Mới đây nhất, ông vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2018 – 2019. Tổ chức Hội Nông dân phường được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao vai trò của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.