Điểm xuất phát là huyện nghèo, vùng cao của tỉnh, huyện Vĩnh Thạnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập chính của nông dân chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Trình độ dân trí so với mặt bằng chung của tỉnh còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa phổ biến trong nông dân. Hiện nay, bước vào giai đoạn công nghệ 4.0, đòi hỏi người nông dân làm nông nghiệp phải có một trình độ nhất định để vận dụng trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm trở thành hàng hóa, tạo ra thương hiệu, có được thế đứng bền vững trong nền kinh tế thị trường. Đứng trước yêu cầu đó, phải có nhiều giải pháp, sáng chế sản xuất ra những công cụ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hưởng ứng Hội thi “sáng tạo nhà nông” do Hội Nông dân và Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bình Định phát động giai đoạn 2016 – 2020. Ngay từ đầu năm 2016, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Vĩnh Thạnh xây dựng kế hoạch quán triệt và triển khai Chương trình của tỉnh, phối hợp với ngành chức năng và chỉ đạo cơ sở Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền tích cực vận động hội viên nông dân sáng kiến tìm ra các giải pháp nhằm phục vụ trong sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao với mục đích thúc đẩy phong trào sáng tạo nhà nông thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của huyện, thực hiện công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước. Kết quả, của phong trào nông dân tham gia Hội thi “sáng tạo nhà nông” trên địa bàn huyện đã tạo sự lan tỏa sâu rộng, có nhiều sáng chế, các giải pháp tham gia các Hội thi cấp tỉnh tăng dần qua các lần tổ chức Hội thi. Nếu như ở Hội thi Sáng tạo nhà nông năm 2016 - 2017 chỉ có 2 giải pháp tham gia dự thi, thì đến Hội thi Sáng tạo nhà nông năm 2018-2019 đã có 4 giải pháp tham gia. Chất lượng của các giải pháp ngày càng được nâng cao hơn. Kết quả có 01 giải nhất, 01 giải ba và 4 giải khuyến khích. Tiêu biểu trong hội thi sáng tao nhà nông từ năm 2016 -2019 trong lĩnh vực trồng trọt hộ ông Nguyễn Văn Chung và ông Đỗ Cộ đạt giải nhất với mô hình “Thanh long ruột đỏ”, trong lĩnh vực sáng chế có ông Phan Quốc Đạt (70 tuổi) –thôn Tiên An, xã Vĩnh Hòa, “tuổi cao chí càng cao” tuy không được đào tạo bài bản nhưng đã tự mày mò nghiên cứu, chế tạo được nhiều loại máy giúp cải thiện hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, ông đã đạt giải sáng tạo nhà nông hai năm liền (năm 2017, 2018). Năm 2017, ông tìm hiểu, nghiên cứu, mày mò sáng chế máy vừa cày và trỉa đậu phộng. Ưu điểm giá thành máy tương đối rẻ (tính cả chi phí khoản 5 triệu đồng) gọn, dễ sử dụng loại máy nặng 75 kg, vật liệu tận dụng từ linh kiện các loại xe honda hư không sử dụng được, sáng chế này đạt giải khuyến khích tại Hội thi sáng tạo nhà nông tỉnh Bình Định năm 2017. Không những dừng lại, năm 2018 ông tiếp tục sáng chế ra máy tuốt đậu phộng năng suất 3 sào máy chỉ tuốt trong 01 buổi, tốn hao 2 lít xăng (tổng chi 140 nghìn), sáng chế này đạt giải 3.
|
Sáng chế máy suốt đậu phộng đạt giải 3 cấp tỉnh của ông Phan Quốc Đạt (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh). |
Qua Hội thi thấy được rằng, tuy không được đào tạo bài bản, chính quy như các nhà khoa học chuyên nghiệp mà tất cả các nông dân không chuyên này đều có những các giải pháp, các chế tạo, cải tiến máy móc xuất phát từ nhu cầu trong đời sống của cá nhân, gia đình mình, làm những gì mình cần và có thể ứng dụng thực tiễn ngay trong công việc canh tác, trồng trọt hàng ngày, giúp cho nhiều người nông dân đang làm nông nghiệp có nhiều mô hình hiệu quả, giải phóng sức lao động, tất cả họ đều có chung nguyện vọng là nhân rộng các sáng kiến, các giải pháp mô hình của mình nhưng còn gặp nhiều khó khăn, họ cần được sự hỗ trợ về mọi mặt từ các cơ quan, các doanh nghiệp, góp phần cho nông dân huyện Vĩnh Thạnh tham gia Hội thi sáng tạo nhà nông cấp tỉnh ngày một nhiều hơn về số lượng và chất lượng.
Phát biểu cảm nhận qua Hội thi, ông Phan Quốc Đạt, tâm sự và mong muốn “ Sở ngành chức năng tỉnh, huyện cần có hỗ trợ về mặt kinh phí cho những nông dân có niềm đam mê trong lĩnh vực sáng chế các nông cụ phục vụ trong sản xuất nông nghiệp; Có cơ chế chính sách đào tạo và cấp chứng nhận cho nông dân sáng chế để họ ưu đãi về mặt pháp lý trong sản phẩm mình tạo ra, trở thành hàng hóa bán trong thị trường, tăng thu nhập và tái đầu tư sản xuất trong thời gian tiếp theo và đồng thơi tăng mức khen thưởng cao hơn hiện nay”.
Trong thời gian đến, theo lãnh đạo Hội Nông dân huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục nhân rộng, có nhiều giải pháp và sáng chế hữu hiệu, phục vụ có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, các cấp Hội trong huyện, không ngừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nông dân phát huy tư duy sáng tạo sáng chế trong đời sống lao động sản xuất, phát huy những nhân tố tích cực khuyến khích kịp thời và nhân rộng trong hội viên nông dân; tạo vốn với lãi suất ưu đãi giúp các hộ có niềm đam mê trong sáng tạo có điều kiện phát huy sở trường của mình tạo ra các sản phẩm phục vụ trong sản xuất giúp bà con nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập và tổ chức sơ –tổng kết khen thưởng biểu dương kịp thời, gắn với các đợt thi đua trong công tác Hội và phong trào nông dân.