Năm 2020, nền kinh tế huyện Phù Cát có bước phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng CN- TTCN và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,52%, tăng 0,7% so năm ngoái; thu ngân sách trên địa bàn vượt 52,2% kế hoạch, tăng 4,56% so năm 2019; thu nhập bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng, tăng 03 triệu đồng so với năm 2019. Huyện đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nông nghiệp, nông thôn; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Trong nông nghiệp, diện tích các loại cây trồng không ngừng được mở rộng, trong đó diện tích cây lúa được sản xuất 14.506 ha, năng suất bình quân đạt trên 63,4 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha so năm 2019. Đồng thời, các xã tổ chức thực hiện 11 mô hình khuyến nông và sản xuất 50 mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) bằng cây lúa và đậu phụng; với diện tích gần 2.666 ha, Hiệu quả mang lại của việc sản xuất theo (CĐML) là làm thay đổi tập quán canh tác cũ của người nông dân; chuyển sang áp dụng các tiến bộ kỷ thuật, biện pháp canh tác mới. Người nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật xuống giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đồng loạt theo đúng kỹ thuật; nên năng suất cao hơn ruộng ngoài mô hình đối với cây lúa tăng từ 4-6 tạ/ha, cây đậu phụng tăng 02 tạ/ha so với ruộng đối chứng. Bên cạnh đó, mô hình còn góp phần giảm công lao động, giảm áp lực nhân công mỗi khi vào vụ sản xuất và thu hoạch; giảm phân đạm, bón phân hợp lý, tránh ô nhiễm môi trường và tồn dư trong nông sản, ít sâu và giảm việc sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng.
Ngoài ra, huyện còn chuyển trên 3.372 ha 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa- 1 màu có hiệu quả trên đơn vị diện tích. Nhìn chung, việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đều cho năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập tăng, từng bước hình thành những cánh đồng sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa và một số sản phẩm nông nghiệp bước đầu đáp ứng thị trường tiêu thụ. Giá trị bình quân 1 ha canh tác đạt 119,4 triệu đồng, tăng 5,4 triệu đồng so năm 2019; nhiều cánh đồng đạt trên 200 triệu đồng/ha như xã Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Tài, Cát Hải, Cát Hanh…
Ông Nguyễn Bá Bình- một người dân ở thôn Tân Xuân, xã Cát Hanh, vui mừng trước sự đổi thay của quê hương. Ông bày tỏ: “ Trước đây đường liên thôn, liên xóm mưa xuống là bị lầy lún, kênh mương bị sạt lở, nay đã được bê tông xi măng hết rồi; ruộng 3 lúa chuyển sang 2 lúa- 1 màu ăn chắc, đạt hiệu quả kinh tế cao, đời sống của bà con tăng lên, Nhân dân chúng tôi rất phấn khởi”.
Đặc biệt, Chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai trên địa bàn đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, đạt nhiều kết quả quan trọng. Sau gần 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; đến nay huyện Phù Cát có 16/16 xã đạt chuẩn NTM. Điều ghi nhận sau 10 năm XDNTM ở Phù Cát là kinh tế phát triển khá; bộ mặt nông thôn tiếp tục được đổi mới, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được chăm lo, từng bước được cải thiện.
Chăn nuôi trên địa bàn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, trang trại, gia trại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn dịch bệnh. Toàn huyện có 20 trang trại chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Với tổng đàn bò 52.893 con, tỷ lệ bò lai chiếm 97% tổng đàn. Tổng đàn heo 78.414 con; tổng đàn gia cầm trên 1,9 triệu con. Đã góp phần đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên 1.320 tỷ đồng,, tăng 9,2 % so năm 2019. Công tác tiêm phòng vac cin phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám sát và tổ chức vệ sinh tiêu độc sát trùng tại cơ sở. Nhờ đó, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện được khống chế..
Được xác định là ngành kinh tế quan trọng của huyện trên cơ sở tiềm năng và lợi thế, trong những năm qua, Phù Cát đã quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các khâu nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thủy sản nên sản xuất thủy sản trên địa bàn phát triển nhanh. Giá trị sản xuất thủy sản đạt tốc độ tăng bình quân 6,12%/năm. Năng lực khai thác, đánh bắt tiếp tục được tăng cường. Tổng giá trị khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đạt 1.750 tỷ đồng, đạt gần 101 % kế hoạch, tăng 0,8% so năm 2019; trong đó, sản lượng khai thác đánh bắt trên 45.000 tấn, tăng 1.500 tấn so năm ngoái. Tổng số tàu thuyền đăng ký, đăng kiểm 870 chiếc, với tổng công suất 195.552 CV, đạt 101% kế hoạch, tăng 1.641 CV.
Phong trào trồng và chăm sóc bảo vệ rừng được duy trì, quản lý và bảo vệ 10.897 ha rừng phòng hộ đặc dụng. Tỷ lệ độ che phủ của rừng trên 38,5%; các trường hợp vi phạm lâm luật giảm. Trong năm qua, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển mạnh CN- TTCN, thu hút các Doanh nghiệp; nâng tổng số Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện lên 35 DN, đã đầu tư khôi phục, mở rộng các ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến nông sản. Các nhà máy CN hoạt động có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho 5.200 lao động. TTCN, ngành nghề nông thôn có bước phát triển. Giá trị sản xuất CN - TTCN hơn 5.305,2 tỷ đồng, vượt 0,4% so kế hoạch, tăng 14,5% so với năm 2019.
Về định hướng phát triển kinh tế năm 2021 và những năm tiếp theo, ông Nguyễn Trung Kiên- Chủ tịch UBND huyện Phù Cát cho biết: “Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp để tiếp tục tái cowe cấu ngành nông nghiệp, phát triển toàn diện và bền vững gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phấn đấu năm 2021 huyện đạt chuẩn NTM. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế cua rhuyeenj; trong đó trọng tâm là sớm đưa vào hoạt động 2 cụm công nghiệp Cát Trinh và Hòa hội và tăng tỷ lệ lấp đầy 5 cụm công nghiệp của huyện. Đồng thời, khai thác các tiềm năng lợi thế để phát triển TM-DV và du lịch, phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là đất đai, để tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ hiện đại kết cấu hạ tầng; nhất là khu vực thị trấn, đô thị loại V và các khu vực nam Đề gi cacd các tuyến giao thông trọng yếu của huyện”.