Trong những năm gần đây, nhiều giống lúa có chất lượng tốt và kỹ thuật canh tác thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, đã được đưa vào sản xuất, góp phần tăng năng xuất và sản lượng, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên sản xuất lúa theo hướng vô cơ, sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng …do đó gây ô nhiễm mội trường và hệ sinh thái, để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn, do đó công tác tuyên truyền và hướng dẫn cho nhân dân sản xuất lúa theo hướng chất lượng, hữu cơ, giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng chế phẩm hữu cơ, tiết kiệm nước tưới cho cây lúa, tăng năng xuất, chất lượng gạo hữu cơ ngon hơn, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được tốt hơn.
Vụ Đông Xuân 2021-2022; Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Vân Canh và UBND xã Canh Vinh triển khai mô hình Thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng chất lượng, hữu cơ với diện tích 5 ha ở thôn Tăng Hòa xã Canh Vinh.
Tham gia mô hình có 50 hộ nông dân tại thôn Tăng Hòa xã Canh Vinh tham gia mô hình, mỗi hộ canh tác 1 sào lúa với giống lúa Khang dân đột biến, các hộ tham gia mô hình đưa giống lúa Khang dân đột biến vào sản xuất theo phương pháp hữu cơ không sử dụng vô cơ, những hộ tham gia trong mô hình được nhà nước hỗ trợ 50% nhân dân đối ứng 50%, tổng cộng kinh phí thực hiện mô hình gần 100 triệu đồng.
Trước khi sản xuất lúa trong mô hình, các hộ nông dân được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI) theo hướng an toàn, hữu cơ, theo dõi tình hình sâu bệnh và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa hướng dẫn cho nhân dân cách làm đất, ủ giống, gieo sạ và điều tiết nước tưới, mật độ gieo sạ 5kg lúa giống/1 sào, theo phương phap sạ lan.
Giống lúa và Vật tư phân bón trong mô hình được Trung tâm dịch vụ nông nghiệp mua và cấp cho các hộ dân tham gia mô hình trước khi gieo sạ và đúng theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa.
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm khuyến nông thường xuyên theo dõi hướng dẫn chăm sóc lúa, duy trì mực nước trong ruộng lúa để kiểm soát cỏ dại kết hợp làm cỏ bằng tay để diệt cỏ, Sau 15 ngày tiến hành tỉa dặm, tưới nước hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. Bón phân cho cây lúa sử dụng 100% phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học; Giai đoạn đẻ nhánh sử dụng chế phẩm hữu cơ phun để kích thích quá trình đẻ nhánh của cây. Giai đoạn đòng sử dụng chế phẩm hữu cơ để phun giúp cho đòng phát triển tạo tiền đề để tăng năng suất sau này. Giai đoạn lúa trỗ vào chắc sử dụng chế phẩm hữu cơ để phun giúp cho lúa năng cao tỷ lệ ngậm đòng chắc.
|
Lúa mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ. |
Tại mô hình, cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe, tỷ lệ đồng đều cao, đẻ nhánh tập trung. Kết quả mô hình cho thấy, sản xuất lúa chất lượng theo hướng cánh đồng lúa hữu cơ đã và đang khẳng định tính hiệu quả từ khâu tổ chức chỉ đạo đến phát triển thành vùng hàng hóa có giá trị cao, góp phần thay đổỉ tập quá sản xuất để phát triển thành vùng hàng hóa có giá trị cao, góp phần thay đổi tập quán canh tác cũ của người nông dân, chuyển sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh góp phần tăng năng suất, sản lượng, tăng giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác mới.
Ông Nguyễn Văn Huy, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã cho biết về hiệu quả cây lúa mô hình “Đây là mô hình đầu tiên của xã Canh Vinh được sự quan tâm của Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hỗ trợ cho nhân dân tham gia mô hình sản xuất lúa hữu cơ, kết quả đạt được cho thấy rất hiệu quả, thời gian tới xã Canh Vinh có hướng chỉ đạo các hội, đoàn thể, Ban quản lý thôn, tuyên truyền vận động bà con nhân rộng mô hình ở các thôn lân cận”.
Kết quả thu hoạch Lúa trong mô hình sản xuất phân hữu cơ đạt năng xuất 60 tạ/cao hơn 15 ha so kế hoạch tỉnh giao là 45 tạ/ha. Lúa thu hoạch rất đều hạt, tỷ lệ hạt lép thấp, gạo ngon.
Ông Lê Văn Chương; Trưởng thôn Tăng Hòa người tham gia mô hình phấn khởi cho biết về hiệu quả đạt được: “ Mô hình thâm canh lúa cải tiến sản xuất theo hướng hữu cơ, tuy sản lượng không bằng sản xuất lúa theo hướng vô cơ, nhưng chất lượng lúa đảm bảo, không có ô nhiễm người dân dùng gạo rất tốt, do dùng phân hữu cơ, vụ tới sẽ nhân rộng ra để sản xuất hết diện tích lúa trong thôn khỏng 25 ha”.
Mô hình trình diễn là phương pháp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới hộ nông dân nhanh nhất, đồng thời là hình mẫu để nông dân áp dụng vào sản xuất lúa theo hướng mới này đưa tới nhiều lợi ích bền vững khác. Giảm tối đa việc sử dụng hóa chất Bảo vệ thực vật giúp hạn chế ô nhiễm trên đồng ruộng; lúa gạo không tồn dư chất hóa học, đảm bảo sức khỏe của người sản xuất lẫn người tiêu dùng đều được cải thiện rõ ràng, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao.
Ông Nguyễn Văn Thành PGĐ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cho biết về hiệu quả mô hình: “Mô hình sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ, khác với sản xuất lúa bình thường của bà con nông dân, không sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng phân vi sinh và các chế phẩm sinh học theo yêu cầu của mô hình, vì vậy năng xuất lúa mô hình không cao hơn lúa ngoài mô hình, nhưng giá trị về chất lượng gạo thơm, ngon, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong quá trình sản xuất lúa, không gây ô nhiễm môi trường”.
Xây dựng mô hình thâm canh lúa cải tiến theo hướng chất lượng, hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng, không thừa hàm lượng Nitrat và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản để cung cấp cho thị trường sản phẩm gạo an toàn, tạo được cân bằng hệ sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh lúa cho bà con nông dân phù hơp với nhu cầu người tiêu dùng và hội nhập quốc tế nhằm nâng cao chất lượng gạo trong nước và xuất khẩu, mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Vân Canh ngày thêm bền vững.