đã liên kết với công ty TNHH nông lâm nghiệp TBT Quảng Ngãi, thực hiện cánh đồng sản xuất lúa giống theo chuỗi, gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích 53 ha, tại 2 thôn khánh lộc và Vinh Kiên. Trong đó có 31 ha gieo sạ giống lúa KD 28 và 22ha giống lúa TBT-7.
Theo hợp đồng ký kết, công ty bán nợ lúa giống nguyên chủng để nông dân gieo sạ, đến khi thu hoạch nông dân trả lại với tỉ lệ 1 kg lúa giống bằng 2,5kg lúa tươi, và bán toàn bộ lượng lúa giống thu hoạch đạt tiêu chuẩn làm giống cho Công ty, tùy theo độ ẩm giá thu mua của Công ty cao hơn từ 500 đến 1.000 đồng, so với lúa thịt thị trường tại thời điểm bán. Trong trường hợp do thiên tai làm thiệt hại mất giống thì tùy theo mức độ miễn giảm việc thu hồi nợ giống.
Phục vụ cho việc sản xuất lúa giống Công ty cử cán bộ kỹ thuật đứng chân, phối hợp với HTX, tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác lúa giống cho nông dân, từ khâu gieo sạ chăm sóc, khử lẫn, phòng trừ sâu bệnh… đến khi thu hoạch. Mặc khác Công ty còn bảo hiểm giá trị sản lượng bằng năng suất bình quân lúa đại trà trong vùng có cùng điều kiện chân đất, thời tiết.
Ông Nguyễn Đăng Ty, chủ nhiệm HTX cho hay: Từ đầu vụ, việc chỉ đạo sản xuất, gieo sạ… giữa công ty và HTX phối hợp cùng làm, Công ty đã cử cán bộ kỹ thuật vào đây tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật canh tác của 2 giống lúa này, sau đó giao lại cho HTX chỉ đạo hướng dẫn về cách chăm bón, phòng trừ sâu bệnh chứ không thường xuyên có mặt, đến khi thu hoạch thì Công ty đưa cán bộ vào kiểm tra thu mua.
Đến cuối tháng 3, toàn bộ diện tích liên kết sản xuất lúa giống đã thu hoạch xong, năng suất bình quân 40 tạ/ha. Thực hiện việc hợp đồng bao tiêu sản phẩm, công ty TNHH nông lâm nghiệp TBT Quảng Ngãi, đã tiến hành cử cán bộ kỹ thuật đến từng hộ kiểm tra chất lượng giống, và thu mua được hơn 70 tấn lúa cho nông dân, với giá 6.900 đồng/kg.
Có thể nói việc hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa HTX NN1 Cát Hanh, với công ty TNHH nông lâm nghiệp TBT Quảng Ngãi, đã giúp cho nông dân an tâm hơn về đầu ra của sản phẩm, nông dân có điều kiện tiếp cận quy trình kĩ thuật sản xuất lúa giống, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nên ngay từ đầu nông dân rất phấn khởi tham gia.
Tuy nhiên kết quả sau khi thu hoạch thì người nông dân không vui vì năng suất lúa trên cánh đồng thấp hơn 20 tạ/ha, so với dự kiến ban đầu, là mức trung bình vụ đông xuân của nhiều năm qua, và thấp hơn năng suất bình quân chung của huyện trong vụ này 27 tạ /ha. Nguyên nhân vì sao như vậy?
Bà Nguyễn Thị Minh, nông dân thôn Khánh Lộc, tham gia chương trình sản xuất lúa giống theo hợp đồng liên kết giữa HTX và Công ty, với diện tích 9 sào, sạ giống lúa TBT-7 đã cho biết: Đây là giống lúa dễ làm, nhẹ phân, cơm ngon, nếu làm đúng quy trình thì năng suất không thua các giống khác, nhưng thực tế năng suất thấp là do việc hướng dẫn kỹ thuật, chỉ đạo dập diệt sâu bệnh không kịp thời, nên phần lớn diện tích sản xuất lúa giống bị thiệt hại nặng, còn thu mua giá cả thì Công ty đã bảo đảm như hợp đồng ban đầu.
Giải thích về nguyên nhân của việc thất thu vụ này trên cánh đồng liên kết sản xuất lúa giống, Ông Nguyễn Đăng Ty, chủ nhiệm HTX cho biết: Ngay đầu vụ thời tiết không thuận, ruộng vừa gieo sạ gặp mưa lớn ngập úng đã làm mất hơn 3 tấn giống, một số diện tích phải sạ lại, còn một số diện tích bị trôi dạt, nên không bảo đảm mật độ cây lúa. Tiếp đến trong quá trình canh tác sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh, nhất là bệnh đạo ôn lá, và đạo ôn cổ bông rất nhiều, trước khi thu hoạch khoảng nửa tháng lúa còn bị đạo ôn cổ bông khá nặng. Trong khi cán bộ kỹ thuật của công ty đứng chân tại địa bàn để chỉ đạo, và hướng dẫn biện pháp dập diệt sâu bệnh thường xuyên không có mặt; còn cán bộ HTX và nông dân thì chưa nắm bắt được cách phát hiện bệnh, và phương pháp xử lý, nên việc phun thuốc không kịp thời, có khi không đúng chủng loại thuốc, nên phần lớn diện tích sản xuất lúa giống bị hư hại, trong đó một số diện tích gần như không còn để thu hoạch, chính vì vậy đã làm giảm năng suất đáng kể.
Từ thực tế nêu trên cho thấy: Việc hợp đồng liên kết sản xuất giữa HTX và Công ty còn quá lỏng lẻo, nếu như không nói là trách nhiệm của mỗi bên chưa được đề cao, chính vì vậy trong quá trình quản lý, chỉ đạo không chặt chẽ, kịp thời, thiếu sự kiểm tra, hướng dẫn cho nông dân, mà gần như khoáng trắng và như vậy việc liên kết này lợi thì chưa thấy nhưng đã dẫn đến hậu quả làm giảm năng suất, mà người nông dân phải gánh chịu./.