Các huyện, thị, thành Hội tiếp tục tổ chức vận động hộ nông dân đăng ký danh hiệu Hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, hộ hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm đăng ký, cam kết “đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm” năm 2023. Đến nay, có 126.654 hộ/11 đơn vị đăng ký danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đạt 105,55% so với chỉ tiêu giao và có 178.991 hộ/11 đơn vị đăng ký cam kết “đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”, đạt 100,21% chỉ tiêu tỉnh Hội giao và đạt 96,75% chỉ tiêu Trung ương Hội giao.
|
Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc với Hội Nông dân tỉnh Bình Định. |
Các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập mới 1 hợp tác xã/7 thành viên, đạt 9,09% và 46 tổ hợp tác/299 thành viên, đạt 30,46 chỉ tiêu tỉnh Hội giao. Thành lập mới 47 hợp tác xã và tổ hợp tác, đạt 313,33% chỉ tiêu Trung ương Hội giai. Các cấp Hội hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, xây dựng 25 dự án/mô hình, đạt 16,56% chỉ tiêu giao; tích cực đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất xây dựng được 217 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, tăng 84 sản phẩm so với cùng kỳ.
Phối hợp với ngành chức năng tổ chức 3 lớp tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Phước Mỹ (Quy Nhơn), xã Cát Trinh (Phù Cát) và xã Nhơn Tân (An Nhơn); 3 lớp tập huấn kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Tuy Phước, Hoài Ân và An Lão.
Hội Nông dân cấp huyện và cơ sở hướng dẫn xây dựng mới 90 mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, đạt 59,6% chỉ tiêu tỉnh Hội giao và đạt 257,14% chỉ tiêu Trung ương Hội giao. Đến nay, có 649 mô hình và 10.319 bể chứa rác thải ngoài đồng ruộng.
Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp. Đến 14/5/2023, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh tăng 7.031,51 triệu đồng, đạt 102,35% chỉ tiêu tỉnh Hội giao và đạt 127,85% so với chỉ tiêu trung ương Hội giao; đưa tổng nguồn vốn đạt 81.722,93 triệu đồng. Dư nợ cho vay 78.076,97 triệu đồng/545 dự án/2.490 hộ vay . Công tác cho vay, thu hồi vốn được thực hiện đúng theo quy trình, quy định, đảm bảo an toàn nguồn vốn.
Các cấp Hội tăng cường phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngân hàng thương mại khác giúp nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân thực hiện tốt các chính sách về tín dụng… Dư nợ ủy thác cho vay qua các ngân hàng, tính đến 14/5/2023 là 2.015,35 tỷ đồng/ 906 tổ/ 32.946 thành viên vay, đạt 111,96% chỉ tiêu giao. Vốn Giải quyết việc làm do Trung ương Hội ủy thác (vốn 120): 900 triệu đồng/3 dự án/22 hộ vay.
Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh ký kết và triển khai thoả thuận hợp tác về việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá năm 2023. Tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ năng kinh doanh trên môi trường trực tuyến, kết nối tiêu thụ nông sản trên sàn Thương mại điện tử cho 240 hội viên, nông dân các huyện An Lão, Hoài Ân, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn; 4 lớp tập huấn, hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản năm 2023 cho 240 lượt người tại các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn. Các huyện, thị, thành Hội đã phối hợp với các ngành chức năng cùng cấp tổ chức hướng dẫn cho hội viên, nông dân quảng bá, xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với du lịch sinh thái. Qua đó, khuyến khích hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm; quan tâm thiết kế mẫu mã, nhãn mác sản phẩm, đăng ký sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu, kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức02 lớp truyền thông công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo năm 2023 cho 200 cán bộ Hội Nông dân cấp xã, chi, tổ Hội, các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên và gia đình có người đi biển đánh bắt xa bờ tại Hoài Nhơn và Phù Cát.
Các cấp Hội đã tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống. Công tác Hội và phong trào nông dân tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện kịp thời, bằng nhiều hình thức phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và đem lại hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội. Công tác xây dựng tổ chức Hội được quan tâm; chất lượng hội viên được nâng lên. Các mô hình tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương được chú trọng.