Ngay sau đó, 11/11 huyện, thị, thành Hội và 100% cơ sở Hội đã đồng loạt phát động đến cán bộ, hội viên nông dân trong toàn tỉnh, làm tốt công tác đăng ký, theo dõi, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu thi đua hàng tháng, quý, năng động, sáng tạo trong triển khai phong trào thi đua. Kết quả có 8/9 chỉ tiêu thi đua đạt chỉ tiêu đề ra, xuất hiện nhiều mô hình, gương điển hình tiên tiến và cách làm hay góp phần góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2023.
Chỉ tiêu 1 là vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19: Các cấp Hội đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới. Tiếp tục triển khai vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia tiêm vacxin Covid -19.
Chỉ tiêu 2 là tổ chức đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028 đúng thời gian, tiến độ: Hội Nông dân các cấp tập trung công tác chỉ đạo, tổ chức đại hội đại biểu Hội Nông dân các cấp theo kế hoạch; đến ngày 31/3/2023 có 100% cơ sở Hội tổ chức thành công đại hội, theo kế hoạch đến ngày 30/6/2023, 100% Hội Nông dân cấp huyện hoàn thành việc tổ chức đại hội theo quy định.
Chỉ tiêu 4 là phát triển và phát thẻ hội viên mới đạt 60% kế hoạch năm trở lên: Tính đến 31/5/2023, toàn tỉnh đã kết nạp 3.366 hội viên mới đạt 71,6% chỉ tiêu giao; phát 1.778 thẻ hội viên. Dẫn đầu là đơn vị An Nhơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão, Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Tây Sơn, Vân Canh, Phù Mỹ.
Chỉ tiêu 5 là tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt 60% kế hoạch năm trở lên: đến 31/5/2023, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh tăng 7.045,325 triệu đồng, đạt 102,55% chỉ tiêu giao. Dẫn đầu là đơn vị Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Quy Nhơn, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Vĩnh Thạnh, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn.
Chỉ tiêu 6 là tổ chức cho hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt hộ SXKD giỏi các cấp đạt 100% kế hoạch năm: 100% các huyện, thị, thành Hội đã tổ chức phát động nông dân đăng ký hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Kết quả có 126,654 hộ đăng ký đạt 105,55% chỉ tiêu kế hoạch năm. Có 100% các huyện, thị, thành Hội thực hiện đạt chỉ tiêu.
Chỉ tiêu 7 là vận động hội viên nông dân đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt 100% kế hoạch năm: 100% huyện, thị, thành Hội tổ chức phát động phong trào nông dân đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Có 182.478 hộ đăng ký, đạt 102,16% chỉ tiêu kế hoạch năm. 100% các huyện, thị, thành Hội thực hiện đạt chỉ tiêu.
Chỉ tiêu 8 là xây dựng mới mô hình tự quản về an ninh trật tự, mô hình bảo vệ môi trường nông thôn có hiệu quả đạt ít nhất 60% kế hoạch năm: Hội Nông dân các cấp vận động, hướng dẫn thành lập mới 48 mô hình "Tự quản về an ninh trật tự", đạt 64% chỉ tiêu giao. Tiêu biểu như Hoài Nhơn xây dựng mô hình camera an ninh, mô hình tổ liên gia phòng cháy chữa cháy, mô hình phòng chống trộm cắp, mô hình an toàn an ninh trật tự trên tuyến đường tự quản, mô hình tự quản về an ninh trật tự, mô hình tổ xung kích. An Lão xây dựng mô hình cổng tự quản về an ninh trật tự, mô hình ánh sáng phòng chống tội phạm, mô hình camera an ninh. Hoài Ân xây dựng mô hình móc khóa an ninh, mô hình tổ liên gia “An toàn về phòng cháy, chữa cháy”. Quy Nhơn xây dựng mô hình camera an ninh, mô hình vận động hội viên nông dân lắp camera tại nhà, mô hình nông dân tự quản về an ninh trật tự, mô hình tổ tự quản camera an ninh, mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy, điểm chữa cháy công cộng. Vĩnh Thạnh xây dựng mô hình thắp sáng đường quê, mô hình an ninh trật tự về phòng chống bạo lực gia đình, mô hình an ninh trật tự về bảo vệ rừng…Dẫn đầu là đơn vị Hoài Nhơn, Phù Cát, An Lão, Hoài Ân, Quy Nhơn, Vĩnh Thạnh, An Nhơn.
Vận động, hướng dẫn xây dựng mới 101 mô hình hội nông dân tham gia bảo vệ môi trường, đạt 66,88% so với chỉ tiêu giao. Điển hình như Quy Nhơn xây dựng mô hình vận động nông dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, mô hình vận động hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở tuyến đường khu vực bờ kè, mô hình đoạn đường tự quản về môi trường, mô hình tuyến đường xanh - sạch - an toàn, mô hình chi hội nông dân tự quản về môi trường, mô hình vận động hội viên nông dân phân loại rác thải tại nhà và tuyến đường hoa mẫu đơn, mô hình vận động hội viên nông dân, các chủ tàu thuyền không thải dầu nhớt xuống biển, mô hình vận động hội viên nông dân bỏ rác đúng nơi quy định, mô hình làm sạch bãi biển. Hoài Nhơn xây dựng mô hình tuyến đường hoa vì môi trường đô thị xanh, mô hình Tuyến đường tự quản 4 có, 2 không, mô hình xử lý rác thải trên các tuyến đường và ngoài đồng ruộng, mô hình tuyến đường tự quản về môi trường, mô hình bóng mát đường quê, mô hình trồng hoa, cây xanh, mô hình chi hội nông dân Cự Tài 2 với công tác vệ sinh môi trường, mô hình phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt. An Lão xây dựng mô hình nông dân sử dụng mo cau thay túi ni lông để hạn chế ô nhiễm môi trường, mô hình hàng cau nông dân, mô hình cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật, mô hình cánh đồng không rác, mô hình giỏ rác tại hộ gia đình, mô hình trồng cây phân tán trên các tuyến kênh chống gió, bão, lũ lụt và biến đổi khí hậu, mô hình tiếng kẻng vệ sinh môi trường, mô hình sạch làng, tốt ruộng, đẹp quê hương. Hoài Ân xây dựng mô hình thùng rác gia đình, chung tay bảo vệ môi trường, mô hình 9 ngôi nhà xanh thu gom phế liệu, mô hình đoạn đường nông dân tự quản, mô hình ngôi nhà xanh thu gom phế liệu gây quỹ hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mô hình trồng và chăm sóc 500m đường hoa. Tuy Phước xây dựng mô hình phân loại rác thải tại nguồn, mô hình đoạn đường hoa, mô hình tự quản bảo vệ môi trường. Vĩnh Thạnh xây dựng mô hình trồng hoa hai bên đường, mô hình hố rác ngoài đồng ruộng, mô hình hố rác gia đình...Dẫn đầu là đơn vị Quy Nhơn, An Lão, Tuy Phước, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn.
Chỉ tiêu 9 là mỗi huyện, thị, thành Hội có giải pháp khắc phục, tháo gỡ ít nhất 1 khó khăn cho hội viên nông dân: 100% đơn vị có phối hợp tháo gỡ những khó khăn và đưa ra giải pháp tháo gỡ cho hội viên nông dân, tập trung là các hoạt động rủi ro trong sản xuất; tiếp cận các nguồn vay vốn phục vụ phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh; xây dựng mô hình sản xuất nông sản sạch, an toàn và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm địa phương; tìm thị trường đầu ra sản phẩm, giới thiệu sản phẩm trong, ngoài tỉnh; hỗ trợ xây dựng nhà ở...Tiêu biểu như Hoài Nhơn phối hợp tiêu thụ 300 kg hành tím Sóc Trăng cho hội viên nông dân; vận động kinh phí từ Quỹ Vì người nghèo hỗ trợ 01 hộ nghèo xây dựng nhà ở với tổng kinh phí 40 triệu đồng; vận động 20 triệu đồng từ nguồn của Hội Nông dân các cấp hỗ trợ cho 01 hộ hội viên nghèo sửa chữa nhà ở. Quy Nhơn phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân đánh bắt xa bờ hoàn tất thủ tục đăng ký, đăng kiểm theo đúng quy định; vận động 12,1 triệu đồng giúp 1 hộ ngư dân đột quỵ và 1 hộ bị chìm thuyền; vận động đóng góp hỗ trợ cho 4 con em hội viên nông dân khó khăn tiếp tục đến trường (500.000 đồng/suất); hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình khuyến nông phát triển kinh tế. An Lão hỗ trợ xây dựng các bể chứa rác, thuốc BVTV trên các cánh đồng tại khu tái định cư; hỗ trợ nông dân đăng ký nhãn hiệu Yến Sào Anh Thiết, nem chả Tài Yến; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ cây, con giống; hỗ trợ duy trì thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh mây tự nhiên với 200 ha; hỗ trợ phát triển cây chè tự nhiên 1,9 ha. Tây Sơn giúp đỡ xây dựng 02 nhà tình thương cho hội viên nông dân nghèo khó khăn về nhà ở. Tuy Phước vận động 12 triệu đồng, 82 ngày công, tổng số vật tư (cây, con giống), lương thực...giúp đỡ, hỗ trợ cho 65 hộ nghèo (tính giá trị thành tiền 61,6 triệu đồng). Phù Cát hỗ trợ xóa nợ 1 hộ vay tại Ngân hàng CSXH huyện có hoàn cảnh khó khăn không có khả năng trả nợ với số tiền 14 triệu đồng. An Nhơn tháo gỡ 15 khó khăn về vốn sản xuất, phân bón, thuốc BVTV…, vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hội viên với số tiền 40 triệu đồng. Vĩnh Thạnh hỗ trợ và giúp đỡ 1 hội viên khó khăn mua 50 con gà con với số tiền 1,2 triệu đồng, giúp đỡ 1 hội viên khó khăn chuyển nhà. Hoài Ân vận động đóng góp hỗ trợ xây nhà ở cho hội viên khó khăn được 4,2 triệu đồng/8,4 triệu đồng, thăm và tặng 500.000 đồng cho hội viên mắc bệnh hiểm nghèo. Phù Mỹ phối hợp xây dựng 12 mô hình nông nghiệp, 6 mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, 2 mô hình khởi nghiệp sáng tạo, 3 điểm hoạt động cung ứng vật tư nông nghiệp. Vân Canh hỗ trợ 01 trường hợp hội viên nông dân bị bệnh hiểm nghèo, với số tiền 500.000 đồng.
Có thể nói, đợt thi đua đã giúp các phong trào thi đua trở nên sôi nổi, tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình trong các cấp Hội và toàn thể cán bộ, hội viên nông trong tỉnh. Để ghi nhận những kết quả đã đạt được, Hội Nông dân tỉnh đã tặng bằng khen cho Hội Nông dân thị xã Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn.