Lượng hàng hóa tăng cao không chỉ đem lại niềm vui cho các chủ cơ sở mà còn giúp nhiều lao động địa phương có nguồn thu nhập ổn định trước khi vui Xuân đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Hàng năm, trước thời thời điểm Tết Nguyên đán hơn 1 tháng, hàng chục cơ sở bánh tráng thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ lại đỏ lửa từ lúc “gà gáy” để cho ra lò những sản phẩm bánh tráng. Ngày nay, nhiều gia đình mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư dây truyền máy móc để tăng công suất tráng bánh phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hiện tại là thời điểm sản xuất nhộn nhịp nhất trong năm của nghề bánh tráng khi nhu cầu thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán tăng cao gấp nhiều lần những thời điểm khác trong năm. Dù tất bật nhưng ai nấy đều rạng rỡ vì nghề truyền thống ngày càng phát triển và giúp bà con ổn định đời sống.
Đối với ngày bình thường cơ sở tráng từ 2 - 3 tạ nguyên liệu nhưng thời điểm này, mỗi ngày tráng khoảng 6 - 7 tạ nguyên liệu, với giá bánh hiện tại 27.000 đồng/kg. Dù khối lượng công việc rất lớn nhưng ai nấy đều vui mừng vì sản phẩm của làng nghề ngày càng được thị trường đón nhận, góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho nhân dân địa phương.
Ông Lê Văn Tuấn chia sẻ, chung niềm vui trên, anh Tuấn cho biết: Bản thân thành lập hệ thống dây chuyền tráng bánh ngành nghề truyền thống, những năm đầu nguồn vốn còn ít và nên khó khăn cho đầu tư mở rộng công suất và tiêu thụ sản phẩm, khaỏ sát nhu cầu thị trường đầu ra để tiêu thụ sản phẩm. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của các cấp Hội Nông dân đầu tư xây dựng dự án giải quyết việc làm và tiếp cận nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, cùng với đưa sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử , xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm ra thị trường bước đầu tiếp cận với tư thương, mua bán, giao dịch và mở rộng thị phần.
Hiện nay, bánh tráng truyền thống được thị trường rất ưa chuộng, dù tráng bằng máy hay thủ công đều có “bí quyết”, công thức riêng để tạo nên những sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vừa mang đặc trưng riêng của làng nghề. Từ nay đến Tết Nguyên đán, cơ sở tráng bánh hoạt động hết công suất để kịp thời giao hàng trước Tết Nguyên đán, phục vụ khách hàng.
|
Cơ sở tráng bánh hoạt động hết công suất để kịp thời giao hàng trước Tết Nguyên đán, phục vụ khách hàng |
Ông Tuấn cho biết: Bản thân nhận thức được phát triển kinh tế, trước hết cần có sự hổ trợ của các tổ chức và sự nổ lực của bản thân và tìm kiếm thị trường, nhu cầu lao động. Sớm tiếp cận các kiến thức Khoa học kỷ thuật và tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông dân sản xuất cũng như công tác sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu dùng ra ngoài thị trường được các cấp có thẩm quyền công nhận và chứng nhận sản phẩm OCOP để bảo vệ quyền và lợp ích hợp pháp cho người sản xuất, người tiêu dùng .
Việc thay đổi tư duy nhận thức từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh tiếp cận kiến thức KHKT, công nghệ mới sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm, sản suất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn vệ sinh, thực phẩm và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đã xây dựng nhà xưởng có diện tích 200m2, kéo điện 3 pha và mua sắm thiết bị máy móc, hệ thống dây chuyền tráng bánh tráng theo hệ thống dây chuyền tự động công nghệ cao có tổng số tiền đầu tư trên 200 triệu đồng, 1 ngày sản xuất trên 350kg bánh tráng và giải quyết việc làm cho lao động thường xuyên 7 lao động thường xuyên mức lương 5 triệu - 8 triệu đồng/ tháng/ người. Thời điểm gần Tết Nguyên đán, khi lò bánh tráng chạy hết công suất cũng là lúc bà con trong xã có được ngày công ổn định, ngoài tiền lương hàng tháng, mỗi nhân công được thưởng tết 1 triệu đồng và đồ sinh hoat, đây là số tiền giúp bà con có thêm thu nhập trước thời điểm Tết Nguyên đán, phục vụ gia đình vui Xuân đón Tết đầm ấm hơn.Bà con ở làng nghề đều mong muốn duy trì, xây dựng làng nghề làm bánh tráng ngày càng lơn mạnh, tạo dựng thương hiệu bền vững và truyền lại cho các thế hệ sau để phát triển làng nghề.Bánh tráng cũng là sản phẩm rất phổ biến trong mỗi gia đình người Việt, có thể làm nhiều món như nem rán, cuốn rau thịt… nhất là trong những ngày Tết, các món ăn được phối hợp cùng bánh tráng góp phần tạo nét độc đáo, phong phú trong ẩm thực của người Việt. Dù công việc ngày giáp Tết có phần vất vả hơn nhưng cũng rất vui mừng khi làng nghề truyền thống của ông cha được phát triển trên vùng đất mới và góp phần ổn định kinh tế cho người dân.
Ông Phan Hữu Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Thọ cho hay: Hiện tại có hơn 100 hộ tham gia vào nghề sản xuất bánh tráng tại xã. Sau hàng chục năm hình thành và phát triển, thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo từ nghề làm bánh tráng và giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Thời gian tới, Hội nông dân xã tiếp tục hỗ trợ người dân làng nghề trong khâu giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các hội chợ, giao lưu, xúc tiến thương mại của các huyện, tỉnh tổ chức. Đặc biệt, duy trì giới thiệu sản phẩm trên các gian hàng online của Hội nông dân tỉnh; tiếp tục vận dụng các nguồn vốn để hỗ trợ bà con, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo tham gia vào làng nghề để phát triển kinh tế. Đồng thời, để phát triển làng nghề, trong thời gian tới địa phương cũng hướng dẫn bà con thành lập Tổ hợp tác liên kết trong sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm bánh tráng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, tiến tới làm các thủ tục để sản phẩm bánh tráng làng nghề Nhơn Thọ trở thành sản phẩm OCOP.