Làm đường bê tông xi măng người dân phải đóng thêm khoản “bồi dưỡng” công nhân bốc vác
|
Phước Thắng đúc bê tông đường nông thôn. |
Hơn nữa, những nơi có đường đi qua, bà con thống nhất dỡ hàng rào hiến vườn, hiến ruộng không đòi hỏi đền bù. Chẳng những vậy, bà con còn hăng hái đóng góp tiền, ngày công. Riêng trong năm 2015, 9/9 thôn trong xã đều đăng ký và đã làm được hơn 10km đường bê tông trong xóm và ngõ xóm theo tiêu chuẩn đường loại D (nền đường rộng 3m, mặt bê tông rộng 2m), nâng tổng chiều dài đường bê tông giao thông nông thôn của xã lên 28km.
Năm 2016, bà con đăng ký đúc bê tông thêm gần 17 km đường xóm, ngõ xóm nữa theo các tiêu chuẩn đường loại D, C, B và A và hiện nay đang đẩy nhanh tiến độ đổ bê tông sớm hoàn thành đưa vào sử dụng trước khi đi vào thu hoạch lúa vụ thu (khoảng trong tháng 8 tới). Mặc dù bà con tích cực đóng góp công sức làm đường phục vụ lợi ích cho chính mình nhưng ai cũng thắc mắc là phải đóng thêm khoản phí trả tiền công bồi dưỡng cho công nhân bốc vác xi măng làm phát sinh thêm.
Ông Phan Đình Nguyên, Trưởng thôn Dương Thành, cho biết: Là thôn xa nhất xã nên từ năm ngoái cho đến nay, bà con trong thôn đăng kí bê tông 2 km đường xóm và ngõ xóm, số xi măng nhận 11 chuyến, mỗi chuyến 12 tấn, tổng cộng 132 tấn = 2.640 bao xi măng, mỗi bao phải trả cho công nhân bốc vác 1.000 đồng, mất 2.640.000 đồng, nếu không trả tiền họ vịn cớ đường đi khó khăn không chở xi măng đến chân công trình mình phải tốn công trung chuyển chi phí phát sinh sẽ cao hơn.
Còn theo ông Trần Văn Đào, Trưởng thôn Khuôn Bình, xe xi măng của nhà máy chở đến thôn họ đều đòi bồi dưỡng cả, lúc 150 ngàn đồng/ xe/ 12 tấn, còn xe 10 tấn bồi dưỡng 120 ngàn đồng/ xe, nếu không chi thêm tiền công nhân dùng móc sắt kéo xi măng làm rách thất thoát nên mình phải chi tiền để an toàn. Được biết, năm ngoái và 6 tháng đầu năm nay thôn Khuôn Bình thi công 3.714 mét đường bê tông, với số xi măng gần 340 tấn, số chuyến xe chở 28 chuyến (12 tấn/ chuyến) x 150 ngàn đồng/ chuyến, số tiền bỗi dưỡng 4,2 triệu đồng.
Thôn Tư Cung là thôn đầu xã, nhưng khi tiếp nhận xi măng làm đường trong tháng 5 này cũng phải bồi đưỡng 200 ngàn đồng/ xe, khi người dân thắc mắc phản ánh lên xã, xã làm việc với nhà máy, lái xe và công nhân bốc vác chỉ trả tiền lại 1 nửa 100 ngàn đồng/ xe (tổng số 9 xe, 12 tấn/ xe mới trả 500 ngàn đồng, còn 4 xe chưa trả).
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thắng, cho biết: Việc bà con bồi dưỡng cho xe chở xi măng đến các thôn đều có, nên sau khi nhận được phản ảnh, chúng tôi có làm việc với Công ty CP Bicem (nhà máy xi măng Diêu Trì), Công ty không có chủ trương cho công nhân bốc vác dòi tiền bồi dượng, vì nhà máy đã trả cả bốc lên và bốc xuống, việc lái xe và công nhân bốc vác đòi bồi dưỡng là không đúng, nên địa phương đã đề nghị Công ty làm việc lái xe và công nhân bốc vát xi măng phải trả lại tiền cho người dân.